Năm 2021 là năm đặc biệt, mở đầu giai đoạn phát triển 5 năm, là năm mà đất nước phải đối mặt với những khó khăn chưa từng có tiền lệ. Nhưng khó khăn cũng là phép thử đối với sức mạnh và bản lĩnh dân tộc, là phép thử để thể hiện khả năng lãnh đạo và sự sáng suốt của bộ máy chính quyền cùng các tổ chức đoàn thể, và là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam toả sáng với năng lực quản trị sức sáng tạo, thích nghi.
Năm 2021 cũng là năm đặc biệt ghi dấu cột mốc 15 xây dựng và phát triển thương hiệu VNR500 – Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Là bảng xếp hạng uy tín được xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu, đánh giá độc lập theo chuẩn mực quốc tế của Vietnam Report và công bố thường niên bởi Báo VietNamNet, trong hơn một thập kỉ qua, thương hiệu VNR500 không chỉ đại diện cho những đầu tàu quan trọng của nền kinh tế Việt Nam mà còn là bệ phóng hỗ trợ doanh nghiệp tạo dựng uy tín trên thị trường trong và ngoài nước.
Năm 2021 là hành trình IPC chinh phục những ngọn gió với rất nhiều khó khăn. Trong năm, IPC E&C (đại diện cho IPC Group) đã triển khai gấp rút các dự án Nhà máy điện gió trong điều kiện thi công bị đình chệ do ảnh hưởng của việc giãn cách,cách ly xã hội, đồng thời vẫn phải đảm bảo các biện pháp An toàn chống dịch và chạy đua kịp tiến độ.
Mặc dù vậy, IPC E&C đã khẳng định là tổng thầu EPC tiên phong của nhiều dự án được Chủ đầu tư, tư vấn giám sát và các đối tác đánh giá cao tính bài bản chuyên nghiệp. IPC E&C có 5 dự án đã được công nhận vận hành thương mại trước 31/10/2021, kịp hưởng tiến độ giá FIT. Đây đều là những dự án điện gió có quy mô, chạy dọc từ Tây Nguyên đến đồng bằng sông Cửu Long: Đó là Nhà máy điện gió Chơ Long (công suất 155MW), Nhà máy Cửu An (công suất 46MW) ở Gia Lai và Nhà máy điện gió Hoà Đông 2 (công suất 72MW) ở Sóc Trăng. Ở Ninh Thuận có các Nhà máy điện gió Adani Phước Minh (công suất 27MW) và Phước Hữu Duyên Hải 1 (công suất 30MW).